Duyệt quy hoạch phát triển cây “tỷ đô” mắc ca

duyet-quy-hoach-phat-trien-cay-ty-do-mac-ca1459908908Ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có quyết định phê duyệt “Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030”. Theo đó Tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020 khoảng 9.940 ha.

Gần 10.000 ha trồng cây mắc ca
Trong đó: Vùng trồng thuần tập trung khoảng 2.350 ha, dự kiến như sau:
Vùng Tây Bắc 1.800 ha: Tỉnh Sơn La 390 ha tại các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và TP Sơn La; tỉnh Điện Biên 460 ha tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ẳng, Điện Biên và TP Điện Biên Phủ; tỉnh Lai Châu 950 ha tại các huyện Than Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè;

Vùng Tây Nguyên 550 ha: Tỉnh Kon Tum 170 ha tại các huyện Kon Plông, Đắc Glei, Tu Mơ Rông; tỉnh Gia Lai 50 ha tại các huyện K’Bang; tỉnh Đắk Lắk 60 ha tại huyện Ea Kar; tỉnh Đắk Nông 270 ha tại huyện Tuy Đức.

Diện tích trồng xen với cây trồng khác khoảng 7.590 ha, chủ yếu là trồng xen trong diện tích cây cà phê, chè…
Cụ thể, vùng Tây Bắc 1.650 ha: Tỉnh Hòa Bình 200 ha tại huyện Lương Sơn, Lạc Thủy; tỉnh Sơn La 760 ha tại huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và TP Sơn La; tỉnh Điện Biên 610 ha tại huyện Tuần Giáo, Mường Ẳng, Điện Biên và TP Điện Biên Phủ; tỉnh Lai Châu 80 ha tại Thị xã Lai Châu.

Vùng Tây Nguyên 5.940 ha: tỉnh Kon Tum 290 ha tại các huyện Kon Plông, Đắc Glei, Tu Mơ Rông; tỉnh Gia Lai 550 ha tại các huyện K’Bang; tỉnh Đắk Lăk 920 ha tại huyện Krông Năng, Ea Kar, Lăk, M’Drăk, Ea Hleo; tỉnh Đắk Nông 1.680 ha tại huyện Tuy Đức; tỉnh Lâm Đồng 2.500 ha tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà và TP Bảo Lộc.

Bộ NN&PTNT cho biết, tiềm năng phát triển diện tích mắc ca đến năm 2030 khoảng 34.500 ha, gồm 7.000 ha trồng tập trung và 27.500 ha trông xen; trong đó vùng Tây Bắc 4.800 ha trông thuần và 3.250 ha trồng xen, vùng Tây Nguyên 2.200 ha trông thuần và 24.250 ha trồng xen.

Tuy nhiên, phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh cụ thể. Về thâm canh, khuyến khích người trồng mắc ca tập trung đầu tư theo qui trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao để cây mắc ca phát triển bền vững.

“Quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030” đã chính thức được phê duyệt. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
“Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030” đã chính thức được phê duyệt. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Mỗi tỉnh có 1- 2 cơ sở chế biến mắc ca
Theo quy hoạch, giai đoạn từ năm nay đến năm 2020, ngoài các cơ sở sơ chế, chế biến có tại các địa phương, qui hoạch 12 cơ sở sơ chế mắc ca công suất từ 50-200 tấn /cơ sở tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, cụ thể:
Vùng Tây Bắc 6 cơ sở: tỉnh Hòa Bình và Sơn La, mỗi tỉnh 01 cơ sở; tỉnh Điện Biên và Lai Châu mỗi tỉnh 02 cơ sở.
Vùng Tây Nguyên 6 cơ sở: Tỉnh Lâm Đồng 02 cơ sở; các tỉnh khác mỗi tỉnh 01 cơ sở.

Sau năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch các cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca phù hợp với vùng nguyên liệu Mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Dự kiến hai vùng có khoảng 30 cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca, trong đó vùng Tây Nguyên có 20 cơ sở, vùng Tây Bắc có 10 cơ sở.

Về quản lý giống, Bộ NN&PTNT cho biết, trước mắt tiếp tục nhập nội nghiên cứu chọn tạo các dòng, giống mắc ca mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; đẩy nhanh các bước khảo nghiệm đánh giá công nhận giống; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng giống cây mắc ca giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030.

Còn về thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ tập trung nghiên cứu nhu cầu các thị trường tiêu thụ mắc ca trong nước và quốc tế, làm cơ sở để hoàn thiện phương án quy hoạch mắc ca; đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm.

Đồng thời từng bước thực thi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế; tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca của Việt Nam.

Diệu Thuỳ (Infonet)

SẢN PHẨM DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *