Hạt mắc ca còn có nhiều tên gọi khác như hạt macca, hạt macadamia, là một cây xuất xứ từ Úc, vùng đông bắc New South Wales và vùng đông nam Queensland. Giàu dinh dưỡng và rất thơm ngon hạt mắc ca được mệnh danh là hoàng hậu của các loại hạt bên cạnh quả óc chó là vua của các loại hạt.

1. Đặc điểm cây mắc ca và hạt mắc ca

1.1. Cây mắc ca

cay-mac-ca

Cây mắc ca được trồng sau 7 – 10 năm có thể ra quả trong 100 năm. Cây mắc ca phù hợp với đất màu mỡ, thoát nước tốt, lượng mưa phù hợp từ 1000 – 2000 mm, nhiệt độ tối ưu là 25 độ C và không được dưới 10 độ C. Do rễ ngắn và ít nên rất dễ bị đổ khi bão.

Cây cao, lá non có màu đỏ, dài khoảng 10cm, lá già có màu xanh lá cây đậm. Hoa cây mắc ca có màu hồng tươi sáng.

1.2. Hạt mắc ca

Quả mắc ca có phần thịt màu xanh. Khi trái mắc ca chín sẽ được người trồng thu hái, bóc bỏ phần thịt bên ngoài, giữ phần hạt bên trong và phơi (sấy khô). Phần vỏ hạt có màu nâu sậm, dày và cứng. Phần nhân (hạt mắc ca) bên trong màu trắng sữa. Kích thước hạt khoảng 2 – 3cm, dạng tròn, mùi rất thơm và ăn cảm giác mềm mịn như bơ, có thể cảm giác hạt mắc ca tan ngay đầu lưỡi khi mới cho vào miệng. Tuy nhiên chỉ có những hạt mắc ca chất lượng tốt, giàu chất béo mới có được sự mềm mịn đó.

Tuy bắt nguồn và được biết đến với nguồn gốc ở Úc nhưng hiện Nam Phi đang chiếm vị trí đầu bảng trong việc có sản lượng hạt mắc ca cao nhất thế giới.

Hiện nay, cây mắc ca được nhân giống và trồng ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cây mắc ca được mệnh danh là “cây nghìn tỷ” và được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Bắc Bộ.

hat-mac-ca

2. Thành phần dinh dưỡng của hạt mắc ca

Xứng danh một trong những loại hạt giàu dinh dưỡng nhất nhì trong các loại hạt. Hạt mắc ca chứa nhiều loại thành phần khác nhau, trong đó chất béo chiếm xấp xỉ 80%, chất đạm chiếm 9,2%, 7,9% là đường, 6,4% là chất xơ, còn lại là một số vitamin, khoáng chất khác như vitamin B, canxi, sắt, photpho, kẽm,…

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt mắc ca:

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Năng lượng 3.080KJ (740Kcal) Carbohydrates 13,8g
Chất béo 75,8g – Đường 4,57g
– Bão hòa 12g – Chất xơ 8,6g
– Không bão hòa đơn 59g Chất khoáng
– Không bão hòa đa 1,5g – Canxi 85mg
Protein 7,9g – Sắt 3,69mg
Vitamin – Magie 130mg
– Vitamin B6 0.275mg – Photpho 188mg
– Vitamin C 1,2mg – Kali 368mg
– Vitamin E 0,54mg – Kẽm 1,3mg

Mặc dù trong hạt mắc ca chứa nhiều chất béo nhưng lại ít protein. Hạt mắc ca còn chứa hơn 8 loại axit amin cần thiết với cơ thể.

3. Tác dụng của hạt mắc ca với sức khỏe

Hàm lượng dinh dưỡng cao, hạt macca tác động rất tốt với sức khỏe.

3.1. Tác dụng của hạt mắc ca cho trẻ em

Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có thể khỏe mạnh, phát triển sau này. Hạt macadamia cung cấp các khoáng chất cần thiết, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, phòng ngừa các loại vi khuẩn, vi rut trẻ tiếp xúc. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, khỏe mạnh hơn, phòng tránh rối loạn tiêu hóa. Hàm lượng chất béo tốt giúp cho cơ thể. Canxi cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, hạt mắc ca có hương vị ngon, thơm, hạt ăn mềm, mịn nên đa số trẻ sẽ rất thích ăn.

hat-mac-ca

3.2. Tác dụng của hạt mắc ca với bà bầu

Dinh dưỡng trong hạt mắc ca sẽ là một nguồn dưỡng chất lớn cho cơ thể bà bầu và thai nhi. Khi mang thai, người mẹ phải hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn trước để cung cấp cho cả mẹ và con. Nếu như không cung cấp đủ thì không chỉ cơ thể mẹ yếu đi mà thai nhi cũng phát triển không tốt. Cung cấp đầy đủ chất giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả trí não và thể chất, là tiền đề cho sự phát triển sau này của con.

3.3. Hạt macadamia tăng cường miễn dịch cơ thể như thế nào?

Chống oxy hóa là một trong những cơ chế miễn dịch của cơ thể. Khả năng này giúp cho cơ thể tự bảo vệ và tiêu diệt các tác nhân gây oxy hóa, các gốc tự do, các chất gây hại tiềm ẩn bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Nhờ chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất trong loại hạt này giúp nâng cao khả năng chống oxy hóa trong chúng ta. Hạt macca giúp cơ thể phòng ngừa sự tấn công của tác nhân gây hại.

3.4. Tác dụng của hạt mắc ca bảo vệ của tim mạch

hat-mac-ca

Theo bảng thống kê thành phần hàm lượng các chất trong 100g hạt mắc ca thì chất béo chiếm 75,8g. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Nhiều người e ngại việc ăn nhiều hạt mắc ca có thể gây ảnh hưởng không tốt tới tim mạch, có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây nên các bệnh như xơ vữa động mạch, mỡ máu… Tuy nhiên, thực tế, hàm lượng chất béo bão hòa trong hạt macca là rất ít, đa phần là chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa giúp ổn định cholesterol trong cơ thể ổn định. Chất xơ và một lượng nhỏ dưỡng chất thực vật tự nhiên của mắc ca giúp kiểm soát cholesterol.

Đặc biệt, trong hạt macadamia có chứa một loại axit amin là arginine. Đây là loại axit amin rất quan trọng, giúp cho các thành mạch máu được khỏe hơn, linh hoạt hơn.

Chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò lớn trong việc giúp hệ tim mạch được khỏe mạnh.

3.5. Hạt macadamia hỗ trợ cân bằng đường huyết

Hạt mắc ca chứa rất ít đường, không ngọt, giàu chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe, giúp cân bằng đường huyết trong cơ thể.

Khi đường huyết cao, bạn thường phải kiêng khem nhiều thứ, rất chú trọng việc ăn uống, hầu như không được sử dụng thực phẩm có đường. Do vậy nên dễ cảm thấy nhàm chán trong các món ăn. Hạt mắc ca vị bùi, thơm ngon, mềm mịn, có thể tan ngay trong miệng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ ăn, ăn ngon miệng hơn, không chán.

3.6. Tác dụng của hạt mắc ca với hệ tiêu hóa

hat-mac-ca

Với nhiều người hệ tiêu hóa yếu, rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Chất xơ trong hạt mắc ca sẽ bổ sung một lượng chất xơ cơ thể cần thiết, giúp cho hệ tiêu hóa được tốt hơn, phòng chống táo bón cũng như tiêu chảy. Với những người bị mỡ thành ruột, sử dụng thực phẩm giàu chất xơ còn giúp cho giảm bớt mỡ bám ở thành ruột.

4. Tại sao giá hạt mắc ca cao hơn so với nhiều loại hạt khác?

Cây mắc ca trồng sau khoảng 7 – 10 năm mới cho ra quả và năng suất của cây mắc ca có thể chỉ bằng ⅓ so với những loại hạt khác. Hiện trên thị trường, hạt mắc ca không có nhiều. Hạt mắc ca nhỏ, nhân bên trong cũng rất ít, vỏ cứng, công việc bóc tách vỏ cũng trở nên khó khăn. Đồng thời, hạt mắc ca ăn ngon, rất bùi, vị ngon, giàu dinh dưỡng. Những yếu tố đó kết hợp đã tạo mức giá cao cho loại hạt “hoàng hậu” này.

5. Cách chế biến hạt mắc ca

Từ hạt macca chúng ta có rất nhiều cách chế biến hạt mắc ca khác nhau tạo thành các món ngon, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể chỉ sử dụng hạt mắc ca hoặc kết hợp cùng với các thành phần khác. Sau đây là một số hướng dẫn chế biến hạt mắc ca có thể bạn sẽ thích:

Cách 1: Hạt mắc ca nướng

Nướng hạt mắc ca trong lò vi sóng ở nhiệt độ nhẹ, tuyệt đối không nên nướng hạt macca ở nhiệt độ cao. Nướng ở nhiệt độ vừa phải sẽ giúp giữ được mùi hương, vị béo ngậy và mịn của hạt macca.

hat-mac-ca

Cách 2: Kem chuối hạt mắc ca

Chuẩn bị nguyên liệu cho ly kem chuối cho 1 người.

Bạn cần có:

  • 1 – 2 quả chuối chín
  • 2 muỗng hạt macadamia
  • Một chút sữa tươi
  • 2 quả cheri hoặc 1 quả dâu tây cắt nhỏ

Cách làm: Bóc vỏ chuối, cho vào máy xay sinh tố cùng với các thành phần vào và xay nhuyễn, được hỗn hợp đổ vào ly và trang trí bằng quả cheri hoặc dâu tây.

Như vậy là bạn đã có một ly kem chuối cùng với hạt mắc ca đẹp mắt, thơm ngon, rất tốt cho da và sức khỏe.

Cách 3: Bánh hạt macadamia socola trắng

banh-cupcake-macadamia-socola

Với loại bánh này sẽ cần nhiều loại nguyên liệu khác nhau, chế biến khá cầu kì nhưng thành quả chắc chắn sẽ khiến người chế biến hài lòng và người thưởng thức không thể ngừng khen ngon.

Nguyên liệu:

  • 100g hạt mắc ca rang muối, xắt nhỏ
  • 180g socola trắng, băm nhỏ hoặc ở dạng lỏng, tan chảy.
  • 100g socola trắng được xắt miếng kích thước như hạt lựu
  • 100g bơ, cắt nhỏ
  • 3 quả trứng gà
  • 180g bột mì
  • 100g đường đỏ
  • 1 thìa cafe bột nở
  • 1 chút muối
  • 1 thìa cafe vani

Cách làm:

  • Dùng nồi nhỏ, đun chảy bơ và socola trắng xắt lát ở nhiệt độ thấp và phải khuấy liên tục để socola không bị cháy. Khi bơ tan hết và trộn đều với socola thì để nguội.
  • Trong khi đợi hỗn hợp bơ và socola nguội, chúng ta tiến hành đánh trứng và đường nâu, khuấy đều tới khi hỗn hợp đặc lại, có màu nhạt và bông lên (có thể dùng máy đánh trứng hoặc dùng tay đánh). Sau đó cho vani và hỗn hợp bơ – socola trắng ở trên vào.
  • Rải bột nở, muối, bột mì vào hỗn hợp, trộn đều để các thành phần hòa lẫn vào nhau. Sau đó rắc hạt mắc ca được xắt nhỏ và các mảnh socola vào trộn đều.
  • Múc bột vào các cốc giấy theo kích thước tùy chọn. Bạn có thể múc đầy cốc mà không lo bột nở làm tràn vì với lượng bột nở như trên sẽ không khiến bánh nở nhiều. Để nhiệt độ lò nướng ở mức trung bình khoảng 170 độ C (325 độ F), nướng khoảng 15 – 20p. Bánh chuyển sang màu nâu vàng, lúc ấn nhẹ tay vào bánh thì bánh trở lại hình dáng cũ là đã chín, Để bánh trong khay cho nguội bớt và chuyển sang giá kim loại và để nguội hoàn toàn.

6. Cách bảo quản hạt mắc ca tốt nhất

Khi bảo quản hạt mắc ca cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm. Nếu nhiệt độ cao, độ ẩm cao sẽ khiến hạt macca bị biến đổi màu, từ màu trắng sữa chuyển sang màu sẫm hoặc ôi thối. Hạt macca có thể sẽ giảm mùi thơm, vị ngon, bị ỉu, không còn giòn nữa. Để có thể sử dụng hạt mắc ca được lâu mà không làm mất đi hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của hạt mắc ca cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp.

Sau khi đã xé túi đựng hạt mắc ca, đa phần sẽ không sử dụng hết. Để bảo quản hạt tốt nhất tới lần sử dụng tiếp thì thì phải buộc kín miệng túi và nên cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Ngăn mát của tủ lạnh có nhiệt độ khoảng 8 – 12 độ C và độ ẩm dưới 55% sẽ rất phù hợp cho việc bảo quản, giữ gìn hạt mắc ca thơm ngon.

Hi vọng với những thông tin về hạt mắc ca – hoàng hậu của các loại hạt khô phía trên sẽ bổ ích cho bạn.

Hãy share bài viết để bạn bè có thể biết thêm thông tin hữu ích này nhé!

SẢN PHẨM DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *