Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT để bà con nông dân áp dụng vào sản xuất.

1. Chăm sóc

– Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 – 15 lít/cây.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

– Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8-1m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.

2. Bón thúc

a) Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 – 2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột.

b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 – 35cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:

– Năm thứ 2: Bón 10-20kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Năm thứ 3: Bón 20-30kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Năm thứ 4: Bón 30-40kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Năm thứ 5: Bón 40-50kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: Bón 50-70kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1kg lân và 0,2-0,4kg Kali và 0,1kg vôi bột.

– Thời kỳ bón: Khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 8-9, khu vực Tây Bắc bón vào tháng 10- 11; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.

3. Phòng trừ sâu hại

– Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần; lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7-8 để phòng chống sâu hại.

– Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2cm) quét lên thân cây khoảng 50-80cm.

– Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.

4. Tỉa cành tạo tán

– Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai.

– Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên.

– Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: Lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1m; lần 2 ở vị trí cách 0,6-0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6- 0,8m.

– Chọn những cành khỏe (2 -3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu.

– Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày.

Theo Trung tâm khuyến nông quốc giaKỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT để bà con nông dân áp dụng vào sản xuất.

1. Chăm sóc

– Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 – 15 lít/cây.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

– Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8-1m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.

2. Bón thúc

a) Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 – 2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột.

b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 – 35cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:

– Năm thứ 2: Bón 10-20kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Năm thứ 3: Bón 20-30kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Năm thứ 4: Bón 30-40kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Năm thứ 5: Bón 40-50kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4kg NPK và 0,1kg vôi bột.

– Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: Bón 50-70kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1kg lân và 0,2-0,4kg Kali và 0,1kg vôi bột.

– Thời kỳ bón: Khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 8-9, khu vực Tây Bắc bón vào tháng 10- 11; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.

3. Phòng trừ sâu hại

– Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần; lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7-8 để phòng chống sâu hại.

– Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2cm) quét lên thân cây khoảng 50-80cm.

– Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.

4. Tỉa cành tạo tán

– Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai.

– Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên.

– Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: Lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1m; lần 2 ở vị trí cách 0,6-0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6- 0,8m.

– Chọn những cành khỏe (2 -3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu.

– Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày.

Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia

SẢN PHẨM DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *